Tại sao trẻ viết chữ xấu?
Viết chữ xấu là do quá trình uốn nắn, dạy dỗ cũng như tính cẩn thận của mỗi người, nhất là thói quen trong thời gian tập viết.
Các bậc cha mẹ, thầy cô không coi trọng việc luyện chữ cho con, chỉ đi sâu vào trang bị hệ thống kiến thức văn hóa mong con sớm đỗ đạt thành danh.
Do quá lạm dụng vào công nghệ, ngay từ ngày còn nhỏ đã sử dụng máy tính để đánh chữ, nên dẫn tới phụ thuộc vào vi tính làm cho trẻ chây lười, không để ý trau chuốt con chữ.
Do ý thức rèn luyện của bản thân từng học sinh. Có nhiều trẻ từ nhỏ, chữ viết rất đẹp nhưng càng lớn chữ viết càng xấu, lâu dần trở thành thói quen không sửa được, cứ bắt đầu đặt bút viết là ngoáy tít.
I. Tại sao phải luyện viết chữ đẹp?
1. Viết chữ đẹp là một cách để giáo dục tâm hồn trẻ
Bạn có biết mối liên hệ giữa chữ viết và tâm hồn, tính cách con người. Có thể nó chưa thật sự chính xác nhưng cũng phản ánh được khá nhiều vấn đều cần được trẻ và các bậc cha mẹ quan tâm.
Ông cha ta đã có câu: “Nét chữ, nết người”. Nhìn chữ viết của một người chúng ta có thể phỏng đoán được phần nào tính cách, tâm hồn trẻ. Nhìn một người có tính cẩn thận, chu toàn và một người có tính cẩu thả, qua loa chỉ cần thoáng qua nét chữ là có thể nhận biết. Viết chữ đẹp cũng là một cách để thể hiện cái đẹp mà cái đẹp thì bao giờ cũng rất đáng quý.
Có thể người ta cho rằng chữ đẹp không ảnh hưởng lớn đến con đường học tập, sự nghiệp sau này nhưng những con chữ ta viết ra thể hiện tâm hồn. Khi tâm hồn ta trở nên chai sạn, thô ráp thì những điều mà ta làm thực sự không còn nhiều ý nghĩa. Nét chữ khi mất đi vẻ đẹp thì cũng như con người không còn tâm hồn vậy. Có một chân lý của việc viết chữ đẹp mà không ai có thể không thừa nhận: “Có chữ đẹp, nết người mới thanh cao”.
2. Chữ đẹp là truyền thống cần giữ gìn
Dành nhiều tâm huyết cho giáo dục tiểu học, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, chữ đẹp là truyền thống của người Việt và cần phải giữ gìn.
- Viết chữ đẹp còn nhằm tôn vinh vẻ đẹp của chữ Việt và thể hiện sự gìn giữ giá trị Văn hóa Việt. Thầy cô không phải dạy trẻ viết như một cái máy mà phải giúp trẻ thấy yêu con chữ, từ đó tự xây dựng nét đẹp tâm hồn
- Rèn cho học sinh viết đúng, luyện viết chữ đẹp, viết đảm bảo tốc độ không chỉ tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học mà thông qua đó giáo dục tính kiên trì cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
II. Làm sao để viết chữ đẹp?
Muốn viết chữ đẹp trước hết phải luyện. Việc luyện chữ viết đẹp là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và ý chí của bản thân. Bởi vậy có thể nói, luyện chữ là một hành trình chinh phục thử thách.
Việc luyện chữ viết đẹp phải được rèn từ nhỏ, ngay từ những ngày đầu học chữ, biết mặt chữ. Muốn viết chữ đẹp, đúng chính tả thì phải tuân thủ đúng các bước luyện chữ. Đầu tiên là việc luyện nét: nét thẳng, nét nghiêng, nét cong… Từ đó sẽ tiếp tục luyện viết các chữ cái. Những kỹ năng viết chữ đẹp sẽ được thực hành bằng những đoạn văn, đoạn thơ ngắn. Những nét thanh, nét đậm tạo cho người viết những cung bậc, những biến tấu khác nhau trong từng con chữ…
III. Luyện viết chữ đẹp một cách hợp lý
Cha mẹ, thầy cô và nhà trường không nên đầu tư vào việc luyện chữ nhiều quá khiến các em học đi học ngày học đêm, dẫn đến quá tải cho các em.
Việc rèn chữ cho trẻ ở tuổi mầm non là không nên nhưng nội dung này cần phải làm cẩn thận khi các cháu học lớp 1, 2, 3. Trẻ phải được khuyến khích viết chữ đẹp, đúng quy chuẩn để tạo thành nếp ngay từ thuở bé. Điều quan trọng là nhà trường và gia đình bố trí thời gian hợp lý để dạy trẻ luyện chữ đẹp, không để việc đó trở thành gánh nặng cho trẻ.
Hiện nay, ở nhiều cơ sở giáo dục, chữ đẹp lại có ý nghĩa khác, đẹp nghĩa là nghệ thuật, là nét thanh nét đậm, là rồng bay phượng múa. Thực tế, không phải học sinh nào cũng có thể viết đẹp như vậy, song các em có thể hát hay, múa giỏi, vẽ đẹp,…. Vì vậy, người lớn không nên ép buộc mà nên để trẻ dành nhiều cơ hội khám phá thế giới xung quanh.
Tóm lại, cha mẹ và thầy cô cần quan tâm đến việc rèn chữ viết của các em vì nó giúp trau dồi kỹ năng viết chữ, kỹ năng trình bày và học tập các môn học khác. Song không nên quá coi trọng mà nên coi luyện viết chữ đẹp là hoạt động ngoại khoá, khuyến khích những em có năng khiếu tham gia. Hãy để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Dành nhiều tâm huyết cho giáo dục tiểu học, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, chữ đẹp là truyền thống của người Việt và cần phải giữ gìn.
- Viết chữ đẹp còn nhằm tôn vinh vẻ đẹp của chữ Việt và thể hiện sự gìn giữ giá trị Văn hóa Việt. Thầy cô không phải dạy trẻ viết như một cái máy mà phải giúp trẻ thấy yêu con chữ, từ đó tự xây dựng nét đẹp tâm hồn
- Rèn cho học sinh viết đúng, luyện viết chữ đẹp, viết đảm bảo tốc độ không chỉ tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học mà thông qua đó giáo dục tính kiên trì cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
II. Làm sao để viết chữ đẹp?
Muốn viết chữ đẹp trước hết phải luyện. Việc luyện chữ viết đẹp là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và ý chí của bản thân. Bởi vậy có thể nói, luyện chữ là một hành trình chinh phục thử thách.
Việc luyện chữ viết đẹp phải được rèn từ nhỏ, ngay từ những ngày đầu học chữ, biết mặt chữ. Muốn viết chữ đẹp, đúng chính tả thì phải tuân thủ đúng các bước luyện chữ. Đầu tiên là việc luyện nét: nét thẳng, nét nghiêng, nét cong… Từ đó sẽ tiếp tục luyện viết các chữ cái. Những kỹ năng viết chữ đẹp sẽ được thực hành bằng những đoạn văn, đoạn thơ ngắn. Những nét thanh, nét đậm tạo cho người viết những cung bậc, những biến tấu khác nhau trong từng con chữ…
III. Luyện viết chữ đẹp một cách hợp lý
Cha mẹ, thầy cô và nhà trường không nên đầu tư vào việc luyện chữ nhiều quá khiến các em học đi học ngày học đêm, dẫn đến quá tải cho các em.
Việc rèn chữ cho trẻ ở tuổi mầm non là không nên nhưng nội dung này cần phải làm cẩn thận khi các cháu học lớp 1, 2, 3. Trẻ phải được khuyến khích viết chữ đẹp, đúng quy chuẩn để tạo thành nếp ngay từ thuở bé. Điều quan trọng là nhà trường và gia đình bố trí thời gian hợp lý để dạy trẻ luyện chữ đẹp, không để việc đó trở thành gánh nặng cho trẻ.
Hiện nay, ở nhiều cơ sở giáo dục, chữ đẹp lại có ý nghĩa khác, đẹp nghĩa là nghệ thuật, là nét thanh nét đậm, là rồng bay phượng múa. Thực tế, không phải học sinh nào cũng có thể viết đẹp như vậy, song các em có thể hát hay, múa giỏi, vẽ đẹp,…. Vì vậy, người lớn không nên ép buộc mà nên để trẻ dành nhiều cơ hội khám phá thế giới xung quanh.
Tóm lại, cha mẹ và thầy cô cần quan tâm đến việc rèn chữ viết của các em vì nó giúp trau dồi kỹ năng viết chữ, kỹ năng trình bày và học tập các môn học khác. Song không nên quá coi trọng mà nên coi luyện viết chữ đẹp là hoạt động ngoại khoá, khuyến khích những em có năng khiếu tham gia. Hãy để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.