Luyện chữ đẹp cho con chỉ sau nửa tháng

Chỉ cần áp dụng đúng những “thủ thuật” sau, chỉ trong vòng nửa tháng, chữ con bạn sẽ đẹp hơn trông thấy.

Người xưa có câu "nét chữ nét người", chính vì vậy rèn trẻ viết chữ đẹp cũng là cách để rèn nhân cách cho trẻ. Vì sao cùng học một lớp, học cùng một cô mà có trẻ viết đẹp, có trẻ viết xấu. Điều đó không phải do hoa tay mà do phương pháp luyện viết cho trẻ và mức độ thường xuyên luyện viết chữ của trẻ. 
Để dạy con luyện chữ, thời gian phù hợp nhất là 3 tháng hè trước khi vào lớp 1 khi con mới bắt đầu học chữ.
Tư thế ngồi viết
Tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất , không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa (hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay.
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều  ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
Cách cầm bút

Cầm bút đúng rất quan trọng với trẻ lần đầu tập viết
Luyện cho con cách cầm bút đúng đắn là rất quan trọng do khi đã quen với cách cầm bút, trẻ thường rất khó đổi. Bút được cầm bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Phần di động bút khi bé viết sẽ do ba ngón này đảm nhận. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. 
Quan sát trẻ khi cầm bút, 2 đốt ngón trỏ của con đang uốn xuống hay uốn lên? Nếu uốn lên là cầm bút sai vì 1 trong 2 lý do: cầm bút quá thấp hoặc cầm bút quá chặt. Cầm bút phải cao đủ để ngòi bút và mặt giấy tạo thành góc 45 độ. Ngoài ra, ngón tay chỉ cần cầm bút đủ chặt để giữ cho bút đúng vị trí, tức là chỉ cần 3 đầu ngón tay là đủ. Hãy tưởng tượng con đang cầm cục đất nặn. Cầm sao để bỏ tay ra nó vẫn nguyên tình trạng ban đầu, khống sứt sẹo méo mó gì tức là cầm đúng. Làm sao để nhìn tay cầm bút vừa chắc chắn lại vừa thanh thoát thì mới đạt đúng.

Thói quen cầm bút chặt là do viết bút bi mà ra. Khác với bút mực, bút bi phải ấn mạnh thì nó mới ra mực, thế nên các cháu cứ học hết lớp 5 là viết không ra gì. Do đó, khi luyện chữ cho con, các mẹ chỉ dùng bút mực (nếu con còn nhỏ thì cầm bút chì), tuyệt đối không dùng bút bi nhé.
Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đén các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng,mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay, ra nhiều mồ hôi tay, không thể viết lâu, viết nhanh được.
Cách luyện chữ
Thứ 1: Để con luyện được chữ đẹp thì theo tôi nhất thiết người mẹ cũng cần ngồi xuống và tập thử vài nét cùng con. Có như vậy ta mới biết mà bảo ban bé nét thẳng này 2 phân hay nét móc kia nửa phân. Khi con tôi tập viết, tôi cũng đã mất vài trang giấy trước đó để tự mình đặt bút luyện chữ và nghĩ được ra cách viết chuẩn nhất cho con.
Thứ 2: Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản nhé. Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào. Các mẹ không nên sốt ruột  vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ.
Thứ 3: Khi rèn các nét cơ bản cho bé, mẹ nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó, tránh để trường hợp vừa rèn chữ a, vừa rèn chữ b vì hai chữ này có những nét hoàn toàn khác nhau. Gợi ý của tôi là mẹ nên tập cho con theo các nhóm nét như sau (bài này tôi tham khảo của một cô giáo dạy viết chữ):
Các nhóm chữ nó nét tương tự nhau
Các nhóm chữ nó nét tương tự nhau

Nhóm 1: Gồm các chữ : i  u  ư  t p y n m v r s
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng.
- Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
Nhóm thứ 2:   c e ê x
Nhóm này trẻ hay mắc lỗi viết chưa tròn nét, nét móc cuối kéo không hết, không đều chữ. Cần chỉ cho trẻ điểm bắt đầu và điểm dừng của các nét móc, rèn cho trẻ móc ngay ngắn.
Nhóm thứ 3: gồm các chữ : l   b  h  k   
Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.
- Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết .
Nhóm 4:   Gồm các chữ :  o  ô ơ  a ă â d đ q g
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé.
Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó để cho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu  “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng 1 cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Ngoài ra các mẹ cần để ý con viết vị trí, độ cao, to của dấu của các chữ “ô” “ơ”, “ă”, “â” đã đúng chưa, nếu đúng phải đặt ở giữa ly 2, ngay trên chữ o, a, độ to vừa phải.
Dấu hỏi, ngã, huyền, sắc đặt ngay trên nguyên âm, độ dài vừa phải.
Lưu ý:
Sau mỗi bài viết cần nhận xét “nét nào được, nét nào hỏng?”. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết. Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau. Yêu cầu con sửa luôn. Mỗi ngày không cần viết nhiều, chỉ cần viết đúng. Ngày hôm sau lặp lại ngày hôm trước liên tục trong vòng 5-7 ngày với các nét chữ con sai, sau đó con sẽ quen dần mà không cần nhắc nữa.
Khi con viết, nếu thấy con mỏi tay, mồ hôi tay ra nhiều, hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như: vươn vai, hít thở, tập thể dục... Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.

Tư thế ngồi học ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe con cái bạn

Bạn có biết rằng, tư thế ngồi của con người có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Và cũng chính vì đó mà bàn ghế ngồi học của trẻ phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và có kích thước phù hợp với cơ thể của trẻ. Nếu không, nó sẽ làm cho trẻ có thể mắc các bệnh về thể chất sau này.



Nguyên liệu để làm bàn ghế học sinh hiện nay có rất nhiều loại như: inox, sắt, meca, gỗ.... Tất cả đều có thể cho ra đời những mẫu mã bàn học sinh có thiết kế rất đa dạng cùng với những chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một bộ bàn ghế đúng chất lượng, luôn đảm bảo được độ bền chắc và tính an toàn cho sức khỏe của con em mình. Thì điều đầu tiên cần quan tâm đó chính là nguyên liệu của bộ bàn ghế. Trong số đó người tiêu dùng thường chọn bộ bàn ghế học sinh làm bằng gỗ cao su tự nhiên vì có chất lượng ổn định với độ bền cao.

Tư thế ngồi học tại bàn máy vi tính

Vấn đề tiếp theo cần quan tâm đó chính là tiêu chí khi chọn bàn học sinh, trước tiên các phụ huynh nên chọn một bộ bàn ghế phù hợp với thể chất của bé. Chẳng hạn như việc chọn chiều cao cho bàn học như thế nào phù hợp với chiều cao của các em. Vì đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé sau này. Tiếp theo là độ an toàn của bàn và ghế, các bạn nên chọn những mẫu bàn chắc chắn. Và hãy chọn màu sắc của bộ bàn ghế gỗ cao su học sinh sao cho phù hợp với bé nữa nhé.

Sau cùng, thì phần này cần các phụ huynh nên chú ý trong khi lựa chọn bàn ghế học cho bé. Đó chính là tùy theo độ tuổi và sự phát triển của trẻ, mà bạn đưa ra những lựa chọn về kích thước bàn ghế sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như:

- Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo: thì nên chọn ghế có chiều cao 30 cm và bàn cao 50 cm.
- Với trẻ ở độ tuổi tiểu học: ghế cao 33cm, bàn cao 55cm (cỡ 3); hoặc ghế cao 38cm, bàn cao 61cm (cỡ 4).
- Trung học cơ sở: cỡ 4; hoặc ghế cao 44cm, bàn cao 64cm (cỡ 5).
- Bàn, ghế phải rời nhau, không dính liền bàn với ghế, ghế phải có thành tựa lưng.

Với những chia sẻ trên, chúng tôi luôn mong rằng các bậc phụ huynh sẽ tìm được những sản phẩm bàn ghế học sinh thật sự phù hợp cho con em mình. Từ đó, giúp bé học tốt và không bị các biến chứng do bàn ghế không phù hợp gây ra.

Tiêu Chuẩn Bàn Ghế Học Sinh Theo Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

Trong mỗi gia đình có con đang đi học đều có một bộ bàn ghế học sinh. Nhưng đã mấy ai biết được chiếc bàn học của con đã đúng tiêu chuẩn hay chưa, liệu con mình ngồi học như thế có gây ảnh hưởng tới cuộc sống hay không?

Thông tư liên tịch về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, mầu sắc, cách bố trí bàn ghế trong phòng học áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường.



Về kích thước bàn ghế Thông tư quy định cụ thể như sau:

1. Quy định cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh


2. Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm)


3. Về bố trí bàn ghế trong phòng học

Bàn ghế được bố trí phù hợp với đa số học sinh. Trong một phòng học có thể bố trí đồng thời nhiều cỡ số.

Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến tâm bảng không nhỏ hơn 30o và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60 độ. 

Cách bố trí bàn ghế trong phòng học thông thường:



Thông tư cũng quy định trách nhiệm thực hiện của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, sở khoa học và công nghệ, sở y tế và các đơn vị có liên quan rà soát, thống kê số bàn ghế không phù hợp, số bàn ghế cần phải thay thế, chỉnh sửa ở địa phương lên kế hoạch triển khai, thực hiện Thông tư này.

Bây giờ thì bạn đã có đáp án riêng cho mình về bộ bàn ghế học sinh của con mình. Nếu không phù hợp với yêu cầu trên bạn hãy đến với Promart và mua cho con mình một chiếc bàn học đúng tiêu chuẩn. Có một số đơn vị cung cấp các loại bàn ghế học sinh đúng chuẩn của bộ Giáo Dục.

Các sản phẩm chuyên dùng để luyện chữ

Các sản phẩm chuyên dùng cho luyện chữ giúp bạn tự tin hơn khi viết các mẫu chữ theo quy định của Bộ Giáo dục: bút viết chữ đứng nét đều, bút viết chữ nghiêng nét thanh nét đậm, bút viết chữ sáng tạo.

- Bút viết chữ đứng nét đều: các nét viết đều đặn, đáp ứng nhu cầu viết kiểu chữ đứng nét đều hoặc chữ nghiêng nét đều. Có nhiều loại để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người và mỗi vùng miền


- Bút trơn, êm dành cho học sinh lớp 1 mới tập viết bút mực, nét viết ra trơn, dễ viết, mực ra đều, nhẹ nhàng giúp học sinh dễ dàng sử dụng

- Bút ngòi mài, tạo nét viết thanh đậm đep, nét đưa lên thanh, nét đưa xuống đậm, ngòi viết sắc nét, tạo thói quen cầm bút đúng cho người sử dụng

- Các mẫu vở Luyện chữ theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục, được sắp xếp theo trình tự từ đễ đến khó, giúp dễ dàng luyện tập

- Bảng, phấn luyện chữ giúp chống bóng, viết thanh đậm trên bảng dễ dàng

- Sách tự luyện chữ: giúp giáo viên ở xa có thể có giáo án theo quy trình để luyện cho học sinh

- Mực ống tiện ích: sử dụng dễ dàng, không cần bơm mực theo phương pháp cổ truyền, có nhiều màu sắc để lựa chọn

- Giấy thi viết chữ đẹp: trang trí khoa học, đẹp mắt, phục vụ tốt cho các kì thi chữ đẹp từ nhà trường đến thành phố

Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm khác giúp bạn có nét chữ đẹp hơn.